https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3_%C4%91%E1%BB%81#/media/T%E1%BA%ADp_tin:Illustration_Plantago_major0_clean.jpg
1. Tổng quan
Tên khác: Xa tiền.
Tên khoa học: Plantago major L..
Họ: Plantaginaceae (họ Mã đề).
2. Mô tả
Cây thân thảo, sống hằng năm.
Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng, dài 5-12 cm, rộng 3,5-8 cm, đầu tù hơn có mũi nhọn, gân lá hình cung, mép uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ không đều; cuống lá dài 5-10 cm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông có cán dài hơn lá, hoa nhỏ có lá bắc hình trứng, ngắn hơn đài; đài 4 thùy hơi có gờ, đính nhau ở gốc; tràng hoa mỏng; 4 thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ với các lá đài; nhị 4, chỉ nhị mảnh, bầu hình cầu có 2 ô.
Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5-4 mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài.
Hạt hơi dẹt, màu nâu hoặc đen bóng. Hạt rất nhỏ. hình bầu dục, hơi dẹt, dài rộng khoảng 1 mm. Mặt ngoài màu nâu hay tím đen. Nhìn gân thấy trên mặt hạt có chấm nhỏ màu trắng khá rõ. Nhìn qua kính lúp thấy những vân lăn tăn trên bề mặt hạt. Rốn hạt lõm.
3. Đặc điểm giải phẫu (vi học)
Vi phẫu lá:
Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào hình gần vuông, xếp đều đặn có chứa lỗ khí và lỏng tiết. Lớp mỏ dày góc dưới gán lá xếp sảt biểu bì, gồm những tế bào hình nhiều cạnh. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn hoặc nhiều cạnh, thành mỏng và hơi uốn lượn, có khoảng gian bào hình nhiều cạnh. Bó libe-gỗ hình tròn xếp giữa gân lá gồm: vòng nội bì bao bọc xung quanh, cung libe xếp sát cung mô dày dưới, gỗ ở trên libe, mạch gỗ xếp nơi nhau thành dãy thẳng hàng.
4. Đặc điểm bột dược liệu
Bột lá: Màu xám nâu nhạt, vị hơi chát, hơi đắng, hơi mặn. Soi kính hiển vi thấy mảnh biểu bì trên và dưới gồm tế bào thành mỏng ngoằn ngoèo mang lỗ khí và lông tiết. Lỗ khí có tế bào bạn hình dạng thay đổi, biểu bì trên có nhiều hơn biểu bì dưới. Lông tiết có đầu 2 tế bào, chân đa bào đính trên tế bào tròn, thành mỏng, xung quanh có nhiều đường vân tỏa ra, có khi lông đã rụng để lại vết tích của chân lông. Mảnh cuống lá gồm tế bào hình nhiều cạnh mang lông tiết đầu 2 tế bào. Mảnh mạch.
Bột hạt: Bột màu nâu xám, có chất nhầy. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh vỏ ngoài gồm những tế bào đa giác hoặc hình chữ nhật, thành tương đối dày, chứa chất dự trữ màu vàng xám. Mảnh nội nhũ gồm những tế bào hình đa giác thành rất dày và trong suốt, giữa tế bào có chất dự trữ lổn nhổn màu vàng nâu. Nhiều giọt dầu. Hạt tinh bột tròn và nhiều cạnh.
5. Phân bố, sinh học và sinh thái
Cây mã đề ưa sáng, ẩm có khả năng chịu hạn nhẹ, thích nghi cao với vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và nóng. Ở Việt Nam, mã đề mọc hoang dại khắp cả nước. Cây còn gặp ở một số đảo lớn như Hòn Mê, Cát Bà,…
6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Lá (Folium Plantaginis) và hạt (Xa tiền tử – Semen Plantaginis). Hái lá lúc cây sắp ra hoa hay đang ra hoa. Nếu lấy hạt thì thu hái quả già, giũ lấy hạt, phơi hay sấy khô.
7. Thành phần hoá học
Toàn cây chủ yếu chứa chất nhầy; iridoid (aucubosid, catalpol); flavonoid (apigenin, quercetin, scutellarein, baicalein, hispidulin, nepitrin…).
Ngoài ra còn có acid hữu cơ (acid cinnamic, p-coumaric, ferulic, cafeic, chlorogenic), carotenoid, vitamin K, C. Trong hạt có alkaloid (boschianin) và acid boschniakinic.
8. Tác dụng dược lý - Công dụng
Lá và hạt đều được dùng trị ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, bí tiểu, tiểu ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu.