Sử dụng E. Coli và công nghệ di truyền để sản xuất albumin tái tổ hợp
Albumin huyết thanh người (Human Serum Albumin - HSA) là protein có hàm lượng cao nhất trong huyết thanh người khỏe mạnh. Albumin này đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động sinh lý và được ứng dụng nhiều trên lâm sàng cũng như nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để tái tổ hợp HSA (recombinant HSA - rHSA) từ vi khuẩn và sinh vật nhân thực thông qua con đường biểu hiện gen, nhưng chưa có phương pháp nào đạt được năng suất cao và với chi phí thấp để sản xuất rHSA. Trọng lượng phân tử lớn và hàm lượng disulphide cao là rào cản lớn trong việc biểu hiện và sản xuất rHSA khi sử dụng vi khuẩn làm vật chủ. Do đó, bằng kỹ thuật lai (fusion technique), chủng Escherichia coli được thiết kế di truyền để sử dụng nhằm mục đích cải thiện biểu hiện của rHSA hòa tan được trong tế bào chất của vi khuẩn. Độ hòa tan của vùng b'a' trên protein disulphide isomase người (PDIb'a') - và protein gắn với maltose (MBP) được biểu thị trên Origami 2 ở 18 °C tăng đáng kể lên đến 90,1% và 96 %.. Nghiên cứu cũng đã xây dựng một quy trình đơn giản và hiệu quả để tinh chế rHSA. Sử dụng quy trình này, nghiên cứu đã thu được khoảng 9,46 mg rHSA 500 ml môi trường nuôi cấy với độ tinh khiết 97%. Tuy nhiên, rHSA hầu hết thu được ở dạng oligomer hòa tan. rHSA này được tái tạo cấu trúc gập và tinh chế lại bằng sắc ký loại trừ để thu được rHSA đơn phân tử với hiệu suất 34%. Sử dụng điện di gel polyacrylamide tự nhiên, rHSA đơn phân tử có nguồn gốc từ E. coli được xác nhận có sự tương đương về khối lượng phân tử với HSA đơn phân tử thương mại.
Nghiên cứu có sự tham gia của TS. Đỗ Bích Hằng, giảng viên của Khoa Dược và được công bố trên tạp chí Protein Expression and Purification số 167, xuất bản vào tháng 3 năm 2020. Toàn văn của công bố có thể được tải về tại đây.