1. Tổng quan
Tên khác: Chu loan, mác pục (Tày)
Tên khoa học: Citrus maxima (Burm.) Merr. Synonym: Citrus grandis (L.) Osbeck),
Họ: Rutaceae (họ Cam).
2. Mô tả
Cây to cao 5-10 m; chồi non có lông mềm; cành có gai nhỏ dài đến 7 cm.
Lá rộng hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có khớp trên cuống lá; cuống lá có cánh rộng.
Cụm hoa chùm ở nách lá, gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm.
Quả to, hình cầu và cầu phẳng, đường kính 15-30 cm, màu vàng hay hồng tuỳ thứ.
Cây ra hoa, kết quả hầu như quanh năm, chủ yếu mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 5 và mùa quả từ tháng 8 đến tháng 11.
3. Phân bố, sinh học và sinh thái
Loài cây của vùng Ấn Độ, Malaysia, cũng được trồng từ lâu đời ở nhiều nước châu Á. Bưởi cũng được trồng nhiều khắp nơi ở nước ta, có nhiều giống bưởi nổi tiếng như: bưởi Đoan hùng, bưởi Phúc trạch, bưởi Thanh trà, bưởi Tân Triều, bưởi Năm roi…
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Vỏ quả (Exocarpium Citri grandis) ngoài ra còn dùng lá và dịch quả.
5. Thành phần hoá học
Vỏ quả ngoài chứa coumarin, caroten và 0,8-1% tinh dầu (chủ yếu là d-limonen). Vỏ quả giữa rất giàu naringin (1,8-6%), một flavanon có vị rất đắng. Ngoài ra còn chứa pectin (20-30%) và một ít limonin. Hạt chứa nhiều limonin, vỏ hạt chứa nhiều pectin. Dịch quả gồm: glucid, lipid, các chất khoáng (Ca, P, K) và các vitamin (C, B, B2, PP).
8. Tác dụng dược lý - Công dụng
Naringin có tác dụng trị loét dạ dày, làm bền thành mạch, hạ huyết áp, chống đông máu. Được dùng để chữa các chứng rối loạn tuần hoàn mao mạch – tĩnh mạch, phòng ngừa nhồi máu cơ tim và bệnh đau dạ dày. Dịch quả được dùng để chữa chứng thiếu vitamin C.
Y học cổ truyền dùng vỏ bưởi để chữa ho có nhiều đờm, hen, đầy bụng khó tiêu, đau thoát vị, đau dạ dày, phù thũng. Lá nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm để chữa sưng chân do phong thấp, giảm đau do trúng phong tê bại. Hạt bỏ vỏ, nướng chín, nghiền thành bột dùng bôi chữa chốc đầu