1. Tổng quan
Tên khác: Cà diên, cà lục dược (Tày), sùa tùa (H`mông), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao).
Tên khoa học: Datura metel L..
Họ: Solanaceae (họ Cà).
2. Mô tả
Cây nhỏ, cao 1 – 1,5 m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá. Phần gốc của thân hoá gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông to.
Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông.
Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3 – 4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen.
Mùa hoa quả: Tháng 4 đến tháng 11
3. Đặc điểm giải phẫu (vi học)
Gân lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tố bào mang nhiều lông che chở có bề mặt lấm tấm, lông tiết có đầu đa bào và chân đơn bào. Mô dày nằm sát biểu bì trên và biều bì dưới. Mô mềm cấu tạo bởi những tế bào có thành mỏng, hình tròn hay đa giác không đều, rải rác cổ những tế bào chứa tinh thể calci oxalat dạng cát. Bó libe-gỗ hình cung ở giữa gân lá, libe tạo thành vòng bao quanh gỗ.
Phiến lá: Biểu bì trên và biêu bì dưới gồm một lớp tế bào mang lông che chở và lông tiết. Mô giậu gồm các tế bào hình chữ nhật, xếp vuông góc với biểu bì trên, phía dưới lá mô khuyết, rải rác có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm giữa mô giậu và mô khuyết.
4. Đặc điểm bột dược liệu
Hoa: Bột màu vàng nhạt, vị hơi đắng. Hạt phấn gần hình cầu hoặc hình bầu dục dài, đường kính 39 μm đến 42 μm, có cấu tạo 3 lỗ rãnh, bể mặt có đường gân nhỏ phân nhánh, tạo thành hình mạng lưới ở hai cực. Lông che chở của đài có 1 đến 3 tế bào, thành tế bào sần sùi. Mỗi lông tiết có 1 đến 5 tế bào ở đầu và 1 đến 5 tế bào ở chân. Các lông che chở ở mép cánh hoa có 1 đến 10 tế bào, thành tế bào hơi sần sùi. Lông che chở ở gốc chỉ nhị dày, có 1 đến 5 tế bào, đường kính chân lông đạt tới 128 μm, đỉnh tròn tù. Trong các tế bào tràng và đài hoa có tinh thể calci oxalat dạng cát, lăng trụ và cụm calci oxalat.
Lá: Bột màu lục xám, mùi hăng đặc biệt, vị đắng. Mảnh biểu bì mang lỗ khí, mang lông tiết hoặc lông che chở. Lông che chở đa bào cấu tạo bởi 3 đến 4 tế bào thành mỏng, bề mặt lấm tấm. Thỉnh thoảng có một số lông che chở đa bào có eo thắt. Lông tiết đầu đa bào, chân đơn bào. Mảnh mạch xoắn. Mảnh mô mềm hình giậu. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
5. Phân bố, sinh học và sinh thái
Cây mọc hoang ở ven đường, bãi hoang. Còn được trồng làm cảnh.
6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Lá (Folium Daturae)và hoa (Flos Daturae). Ngoài ra còn dùng hạt (Semen Daturae). Thu hái lá vào lúc cây sắp và đang ra hoa (tháng 5-6 trở đi), phơi hay sấy khô (thường dùng nhất). Hoa thu hái vào tháng 8 – 10, phơi hay sấy khô. Hạt lấy ở những quả chín ngả màu nâu, phơi hay sấy khô.
7. Thành phần hoá học
Lá, hoa, hạt Cà độc dược chứa alkaloid trong đó chủ yếu là scopolamin (hyoscin), ngoài ra còn có hyoscyamin và một số chất khác…
8. Tác dụng dược lý - Công dụng
Hoa: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính.
Lá: Hen suyễn, dau loét dạ dày ruột, nôn say tàu xe, đau răng, phong thấp, động kinh ở trẻ em, gây tê mê cho phầu thuật, cai nghiện ma tuý.