1. Tổng quan
Tên khác: Sấu tàu.
Tên khoa học: Spondias dulcis G.Forst.,
Họ: Anacardiaceae (họ Đào lộn hột).
2. Mô tả
Cây nhỡ, cao 5 – 10 m. Cành có nhiều chấm trắng.
Lá mọc so le, 4 – 5 đôi lá chét hình thuôn, phiến lệch, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng hơi tròn, cuống lá kép tròn ở gốc và dẹt ở phía trên.
Cụm hoa hình chùy rộng, dài bằng lá, phân nhánh, nhẵn hoặc có ít lông: dài có răng cửa bầu dục; cánh hoa thuôn nhọn, nhị hơi ngắn hơn cánh hoa; bầu không cuống.
Quả mọng, hình bầu dục, nhẵn, khi chín màu vàng, hạt có nhiều lông dài dạng gai dày.
3. Phân bố, sinh học và sinh thái
Cây cóc có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á hoặc Nam Á. Ở Việt Nam, cây cóc được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở vùng Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
Cây cóc có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở cả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm. Cây ưa sáng, nên nếu bị các loài cây gỗ khác che bóng chúng có rất ít quả và thậm chí không ra quả. Cây cóc sống được trên nhiều loại đất, bao gồm đất của vùng núi đá vôi, đất bazan, đất pha cát hơi chua… và có khả năng chịu hạn tốt.
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Lá, vỏ thân và quả; dùng tươi hay phơi khô.
5. Thành phần hoá học
Acid gallic và acid ellagic và dẫn chất, ellagitannin, acid hydroxybenzoic, acid hydroxycinnamic, acid acylquinic, flavonoid (quercetin, myricetin, kaempferol).
8. Tác dụng dược lý - Công dụng
Quả có thịt cứng, chứa nhiều dịch màu vàng, có vị chua, thường dùng ăn.
Ở Campuchia, vỏ cóc phối hợp với vỏ chiêu liêu, nghệ được dùng sắc uống để trị tiêu chảy