1. Tổng quan
Tên khác: Bạch phấn đằng, Bạch liễm, Hồ đằng, Vét phông, Khau lích (Tày)
Tên khoa học: Cissus trilobus (Lour.) Merr. Synonym: Cissus modeccoides Planch..
Họ: Vitaceae (họ Nho).
2. Mô tả
Dây leo, dài 2–4 m hay hơn.
Thân màu lục, hơi có khía, thường pha lơ nhạt hoặc màu tía, phủ phấn trắng. Tua cuốn đơn, mọc đối diện với lá. Lá mọc so le, gốc hình tim, đầu nhọn, gân hình chân vịt, dài và rộng 6-8 cm, lá gốc gần như nguyên, mép khía răng, lá ở phía trên xẻ sâu thành 5-7 thùy (thường là 5), thuỳ hình mác hẹp dài, có răng cưa, mặt trên xanh lục sẫm, mặt dưới hơi trắng, cuống lá to dày, lá kèm thuôn, rụng sớm.
Cụm hoa mọc thành ngù, đối diện với lá, ngắn hơn lá, lá bắc thuôn, rụng sớm, hoa màu vàng nhạt, đài hình đấu hay hình chén, nhẵn, 4 răng nhỏ: tràng 4 cánh, nhị 4, bao phấn tròn, bầu nhẵn.
Quả ít gặp.
Mùa hoa quả: tháng 7-9.
3. Phân bố, sinh học và sinh thái
Dây chìa vôi phân bố ở vùng nhiệt đới. Ở châu Á thường gặp ở một số tỉnh Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một số nước khác. Ở Việt Nam dây chìa vôi phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh đồng bằng và trung du. Ở vùng núi ít gặp. Cây thường mọc lẫn trong các lùm bụi, gò đống quanh làng (vùng đồng bằng), ở ven các đồi cây bụi, bờ mương гẫу.. (vùng trung du va núi thấp)
Dây chìa vôi thuộc loại dây leo ưa sáng và chịu được hạn, do toàn cây mọng nước, bao phủ bởi lớp phấn trắng, lại có nhiều rễ củ nằm sâu dưới mặt đất. Cây ra hoa quả hàng năm. Khả năng tái sinh cây con từ hạt tốt. Có thể gieo trồng bằng hạt hoặc bằng các củ con.
4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Rễ củ (Radix Cissi) to tròn, đào về rửa sạch, thái mỏng phơi khô, thu hái quanh năm. Dây (Ramulus Cissi) cắt ngắn tẩm rượu sao.
5. Thành phần hoá học
Trong rễ củ có chứa chất nhầy, protid, lipid, vitamin C, carotenoid. Rễ củ và thân dây chứa flavonoid, chất đắng, saponin.
6. Tác dụng dược lý - Công dụng
Rễ, dây chìa vôi chữa đau nhức xương, đau lưng, tê mỏi, đau đầu, tê thấp, mụn nhọt, lở, trĩ, bỏng.