Nhảy đến nội dung

chùm ruột

1. Tổng quan

Tên khác: Tầm ruột, Mác nhôm (Tày)

Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels.

Họ: Phyllanthaceae (họ Diệp hạ châu).

2. Mô tả

Cây nhỏ, cao 3 – 5 m, có thân nhẵn. Cành non màu lục nhạt, cành già màu xám mang nhiều vết sẹo do lá rụng để lại.

Lá kép mọc so le, có cuống dài, lá chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn. Hoa nhỏ mọc thành xim, dài 4- 7 cm.

Hoa màu đỏ ở nách lá đã rụng.

Quả mọng có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, ngọt nhạt.

Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-8.

3. Phân bố, sinh học và sinh thái

Nguồn gốc Châu Mỹ nhiệt đới, được trồng để lấy quả. Có thể thu hái lá, vỏ thân và vỏ rễ quanh năm. Quả hái lúc chưa chín. Được du nhập vào Việt Nam, nhiều nơi trồng làm cảnh.

4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Lá, quả, vỏ thân và rễ (Folium, Fructus Cortex et Cortex Radicis Phyllanthi Acidi)

5. Thành phần hoá học

Quả chứa nhiều vit.C, chất khoáng. 

Chùm ruột chứa nhiều các hợp chất thuộc nhóm diterpenoid (phyllane A–B), sesquiterpenoid (phyllanthusol A–B) và triterpenoid), flavonoid và các hợp chất phenolic (acid hypogallic).

6. Tác dụng dược lý - Công dụng

Tác dụng dược lý: Cây chùm ruột có tác dụng bảo vệ gan, hạ đường huyết, chống oxy hóa, ức chế α-glucosidase, chống viêm và kháng khuẩn.

Công dụng: Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se. Rễ và hạt có tính tẩy. Lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc. Lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.