Nhảy đến nội dung

chuối hột

1. Tổng quan

Tên khác: Chuối chát.

Tên khoa học: Musa balbisiana Colla.

Họ: Musaceae (họ Chuối).

2. Mô tả

Thân giả cao 2-4 m, to màu xanh. Lá to, có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, be, xanh. Buồng hoa nằm ngang; mo đỏ sẫm, không quấn lên.

Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4 - 5 mm.

3. Phân bố, sinh học và sinh thái

Là loài bản địa vùng Đông Nam Á. Cây thường mọc hoang nơi đất thấp và cũng được trồng lấy lá gói bánh và lấy quả. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Quả, củ, thân (Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae).

5. Thành phần hoá học

Cây chuối hột chứa nhiều kali, clo và các hợp chất tự nhiên như 12-pentacosen, stigmasterol, 10-heneicosen, apiforol, maruchantin-E, acid chlorogenic, (-)-epicatechin, rutin,...

Quả chứa α-caroten, β-carotene và β-cryptoxanthin.

Hạt chứa acid ferulic, acid béo (C16, C18) và polyphenol.

6. Tác dụng dược lý - Công dụng

Tác dụng dược lý: Chuối hột có tác dụng chống đái tháo đường, kháng khuẩn, chống ung thư, bảo vệ gan

Công dụng: Vỏ quả chữa đau bụng, tiêu chảy. Nhựa bôi trị hắc lào. Quả trị sỏi đường tiết niệu.