Nhảy đến nội dung

đậu biếc

 

1. Tổng quan

Tên khoa học: Clitoria ternatea L.

Họ: Fabaceae (họ Đậu).

2. Mô tả

Cây thảo leo, sống nhiều năm, dài 4 – 5 m. Thân cành mềm, hình trụ, hơi có lông.

Lá kép lông chim, mọc so le, có 5 – 7 lá chét hình trái xoan rộng, dài 2,5 – 4 cm, rộng 1,8 – 2,5 cm, gốc tủ, đầu tròn hoặc hơi khuyết, mép nguyên, hai mặt rải rác có lông áp sát; cuống lá kép dài 5 – 6 cm, gần như nhẵn; lá kèm hình dải.

Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, lá bắc 2, hình mắt chim; hoa màu lơ, hồng hoặc trắng, dài khoảng 5 cm; đài hình ống, dài 1,8 cm, có răng hình trái xoan nhọn, tràng có cảnh cờ hình bầu dục, viền giữa màu vàng cam, thắt lại ở gốc, không có móng, dài 4,5 cm, các cánh bên có móng dài 2 cm, cánh thia có móng dài 1,2 cm; nhị hai bó, bao phấn hình elip, bầu có lông, vòi nhụy dẹt.

Quả dài 10 cm, có mỏ, rộng 1 cm, màu hung, hơi thắt lại giữa các hạt, có lông nhỏ; hạt 5 – 10, hình thận dẹt, dài 6 mm, điểm màu lục đen.

Mùa hoa: tháng 6 – 8; mùa quả: tháng 9 – 11.

3. Phân bố, sinh học và sinh thái

Cây phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi, từ Bắc vào Nam. Cây ưa sáng, ưa ẩm, nhưng cũng có thể hơi chịu hạn. Cây thường mọc lẫn trong các tràng cỏ cao, cây bụi, đồi, bờ nương rẫy và đôi khi thấy trong các lùm bụi quanh làng. Đậu biếc ra hoa quả hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và đường nhiên có thể gieo trồng dễ dàng bằng hạt.

4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Rễ, hoa, hạt và lá thu hái quanh năm.

5. Thành phần hoá học

Hoa: chủ yếu chứa flavonoid. Rễ chứa tannin, taraxerol, tataxeron. Hạt chứa protein, dầu béo. Lá chứa alkaloid, flavonoid, steroid, glycosid.

6. Tác dụng dược lý - Công dụng

Hoa và rễ: được sử dụng như chất tạo màu trong thực phẩm

Lá tiêu viêm, giảm đau.

Hạt cũng dùng để nhuận trùng và tẩy xổ