Nhảy đến nội dung

dứa

 

1. Tổng quan

Tên khác: Khóm, Thơm, Huyền Nương.

Tên khoa học: Ananas comosus (L.) Merr. 

Họ: Bromeliaceae (họ Dứa).

2. Mô tả

Cây có thân ngắn.

Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm).

Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20-40 cm, mang 1 bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau.

Khi hình thành quả thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm; các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.

Cây thường ra hoa quả vào mùa hè.

3. Phân bố, sinh học và sinh thái

Cây có nguồn gốc ở Brazin, được trồng khắp nơi để lấy quả ăn và xuất khẩu. Thu hoạch quả và rễ quanh năm, nõn thu hái tốt nhất vào mùa xuân; thường dùng tươi.

Tại Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. 

4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Quả, nõn cây và rễ cây (Fructus, Gemma et Radix Ananatis)

5. Thành phần hoá học

Quả dứa có các thành phần sau đây: protid, lipid, đường (saccharose, glucose), các acid hữu cơ (acid citric, acid malic), vitamin A, B, C và enzym (bromelin)

6. Tác dụng dược lý - Công dụng

Các chế phẩm chứa bromelin được sửa dụng để hỗ trợ điều trị trẻ em bị viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản; giảm đau nhức xương khớp, giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức.

Công dụng: Quả dứa có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hoá; nước dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn dứa thanh nhiệt giải độc; rễ dứa lợi tiểu. Dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy.