1. Tổng quan
Tên khác: Sung uý, Chói đèn.
Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. Synonym: Leonurus heterophyllus Sweet.
Họ: Lamiaceae (họ Hoa môi).
2. Mô tả
Cây ích mẫu có tên như vậy vì có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ). Tên Leonurus do chữ Hy lạp leon là sư tử, oura là đuôi, heterophyllus là lá có hình dạng biến đổi, vì cây ích mẫu giống đuôi con sư tử có lá hình dạng thay đổi. Ích mẫu là một loại cỏ sống 1-2 năm, cao 0,6m đến 1m.
Thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn.
Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau. Lá ở gốc, có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu; lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẻ sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; lá trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như không cuống.
Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hay tím hồng, xẻ thành hai môi gần đều nhau.
Quả nhỏ, 3 cạnh, vỏ màu xám nâu.
3. Đặc điểm giải phẫu (vi học)
Thân: Mặt cắt ngang hình gần vuông, lồi ờ 4 góc. Từ ngoài vào trong có: Biểu bì, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, được bao phủ bời một lớp cutin ở phía ngoài, mang lông che chở đa bào và lông tiết, lông che chở nhiều ở 4 góc lồi. Lông tiết có đầu gồm 4 đến 8 tế bào, chân đơn bào. Mô dày gồm 6 đến 10 hàng tế bào thành dày rất phát triển ờ 4 góc lồi. Mô mềm vỏ có từ 3 đến 4 hàng tế bào nhỏ, thành mông. Trong mô mềm vỏ sát libe cổ sợi xếp thành từng đám nhỏ. Gỗ gồm các mạch gỗ to xếp thành hàng rải rác trong mô gỗ. Libe khá hẹp gồm những tế bào nhỏ, xếp liên tục thành vòng bao quanh gỗ. Tầng phát sinh nằm giữa libe và gỗ, gồm những tể bào hình chữ nhật, hoặc vuông, thành mỏng, xếp thành vòng. Mô mềm ruột khá rộng gồm những tế bào kích thước lớn, thành mỏng, càng vào giữa tế bào càng lớn hơn. Một số tế bào có chứa tinh thể calci oxalat hình kim và hình lăng trụ nhỏ.
Gân giữa lá: Biểu bì trên hoặc dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào và lông tiết. Mô dày xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới, gồm những tế bào thành dày. Mô dày trên gồm 2 đển 3 hàng tế bảo. Mô dày dưới tạo thành hình vòng cung, chỗ dày nhất gồm 2 đen 3 hàng tế bào. Mô mềm gồm những tể bào tròn, thảnh mỏng. Libe-gỗ xếp thành hình vòng cung ở giữa, gỗ xếp ở trên và libe ở dưới; đôi khi cung libe-gỗ chia thành các cụm. Thỉnh thoảng trên cung chính có thêm một cung nhỏ với libe ở trên và gỗ ở dưới.
Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm 1 hàng tế bào hình chữ nhật. Tế bào biểu bì trên có kích thước tương đối lớn, tế bào biểu bì dưới nhỏ và dẹt hơn. Cả 2 mặt phiến lá đều mang lông che chở, lông tiết; biểu bì dưới có lỗ khí. Mô dậu và mô khuyết gồm các tế bào hình giậu không đều hoặc các tế bào hình gần tròn.
4. Đặc điểm bột dược liệu
Bột toàn thân trên mặt đất có màu lục xám. Soi dưới kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, hơi cong, thành dày, bề mặt có nhiều u lồi nhỏ. Lông tiết có đầu gồm 4 đến 8 tế bào, nhìn từ đỉnh có hình gần tròn hoặc ellip, chân rất ngắn. Mảnh mạch có lỗ trao đổi hình thang hoặc hình xoắn. Hạt phấn hoa hình cầu, đường kính 20 μm đến 22 μm, 3 rãnh, bề mặt có chẩm mờ. Sợi có thành dày, tụ thành đảm. Mảnh biểu bì mang lông che chở, lông tiết, lỗ khí. Mảnh lá cỏ mạch gỗ xoắn.
5. Phân bố, sinh học và sinh thái
Ích mẫu hiện nay chủ yếu mọc hoang, thường thấy ở ven suối, ven sông nơi đất cát, còn mọc hoang ở ruộng hoang, ven đường.
6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phần trên mặt đất (Herba Leonuri); quả (còn gọi là Sung úy tử – Fructus Leonuri)
7. Thành phần hoá học
Tinh dầu (chủ yếu là diterpene, sesquiterpen: caryophyllane, aromadendran and cadinan), alkaloid (leonurin, stachydrin), flavonoid (rutin, wogonin), saponin…
8. Tác dụng dược lý - Công dụng
Hoạt huyết khử ứ, lợi thủy tiêu phù. Chủ trị: Rối loạn kinh nguyệt, kinh đau, kinh bế, khí hư bạch đới, rong kinh, rong huyết. huyết hôi ra không hết, phù thũng, tiểu tiện không lợi.
Sung úy tử còn dùng làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đầu thống (glaucom).
Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai