Nhảy đến nội dung

lược vàng

 

1. Tổng quan

Tên khác: Lan vòi.

Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woodson.

Họ: Commelinaceae (họ Thài lài).

2. Mô tả

Cây thảo nhiều năm, thân mọng nước có thể dài tới 100 cm hay hơn, phân nhánh với thân bò ở gốc.

Lá mọc tập trung ở ngọn thân, rải rác ở phía dưới, dạng mác thuôn, dài 18-25 cm, rộng 3,5-4 cm, cuống lá có gân rõ, ôm thân, có lông mịn và thường có sọc tía.

Hoa mọc thành cụm 2-3 hoa dạng xim trên phát hoa hình chùy dài tới 60 cm, mỗi cặp xim được ôm bởi các lá bắc dạng răng cưa (3 răng) dài 10-15 mm; lá đài trong suốt, màu trắng, khô xác, dạng mác, dài 5-6mm; cánh hoa bóng, trong suốt, màu trắng, mỏng, có dạng trứng hẹp; nhị 6.

Cây ra hoa vào mùa xuân.

3. Phân bố, sinh học và sinh thái

Cây lược vàng có nguồn gốc từ vùng Châu Mỹ. Sau này nó được du nhập qua tới Nga, và về Việt Nam. Cây xuất hiện gần như trên cả nước. Với hình dáng dẹp, cây vừa làm cảnh, vừa làm thuốc thảo dược.

4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Cây thường lấy cả phần thân và lá cây lược vàng làm thuốc, thường thu hái quanh năm, sau đó đem về phơi khô để dùng dần.

5. Thành phần hoá học

Flavonoid (rutin, quercetin,...), carotenoid, acid caffeic, acid chlorogenic...

6. Tác dụng dược lý - Công dụng

Theo Đông y, cây lược vàng có tính mát, vị nhạt, chua nhẹ và ít độc, quy kinh phế. Có tác dụng trong việc giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, hóa đờm và tiêu viêm.

Chủ trị: viêm răng lợi, sâu răng, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen, viêm tai giữa, thối tai, băng huyết, cầm máu vết thương, bỏng, đau đầu mất ngủ, viêm bờ mi mắt, đau mắt đỏ, mẩn ngứa, trĩ, đi ngoài, đau dạ dày, táo bón, gút, ung thư vú, ung thư dạ dày