Nhảy đến nội dung

Mía

 

1. Tổng quan

Tên khác: Cam giá. 

Tên khoa học: Saccharum officinarum L.

Họ: Poaceae (họ Lúa).

2. Mô tả

Mía là một loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2-5 m, đường kính 2-5cm, tận cùng bằng một túp lá, dài từ 30-100 cm. Thân có đốt, giữ các đốt có chứa nhiều đường.

Có nhiều thứ mía: Mía đen thân nhỏ, gầy và thấp, mía bầu thân to và cao, mía vỏ trắng, đỏ hay tím. Có thứ chứa nhiều đường, có thứ chứa ít đường.

3. Phân bố, sinh học và sinh thái

Mía vốn nguồn gốc Ấn Độ, hiện nay được trồng ở nhiều nước từ đông sang tây. Năm 1493, Cristoforo Colombo mang mía trồng ở châu Mỹ. Trên thế giới nước sản xuất mía nổi tiếng có Cuba, Ấn Độ.

Tại Việt Nam mía được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi…miền Bắc ở các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc. Mía được trồng ở những nơi đất phù sa (nhẹ và sâu, có chất vôi) trồng bằng ngọn hay cả cây. Sau 11 đến 18 tháng thu hoạch.

Thường người ta trồng mía lấy nguyên liệu làm đường. Làm thuốc, người ta dùng cả cây tươi cắt thành từng khúc ngắn 2-3 cm, chẻ hai hay chẻ bốn, với tên cam giá.

4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Nước dịch mía. Ngoài ra còn dùng bã mía để làm giấy và bìa các tông.

5. Thành phần hoá học

Thân mía chứa khoảng 80-90% nước, trong đó chứa khoảng 16-18% đường.

6. Tác dụng dược lý - Công dụng

Nước mía có tác dụng tiêu đờm, hết khát, bổ dưỡng.

Mía còn là nguyên liệu chế đường, mật dùng làm thực phẩm và chế thuốc, chế rượu.