Nhảy đến nội dung

móc mật

 

1. Tổng quan

Tên khác: Mác mật, mắc mật, mác một, mắc một, hồng bì núi, củ khỉ, dương tùng.

Tên khoa học: Clausena indica Oliv.,

Họ: Rutaceae (họ Cam).

2. Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ không lông, cao 3-7 m, cành non màu tím đỏ, hay đen đen. Lá kép mọc so le, gồm 5-9 lá chét mọc so le hay mọc đối, mỏng, hơi cứng, hình trái xoan hay bầu dục, dài 3,5-5 cm, rộng 1,7-3 cm; gân phụ rất mảnh, 5-7 (10) cặp; có đốm nâu trên cả hai mặt; mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ; cuống phụ 4 mm. Ngù hoa cao 4 cm ở ngọn nhánh, không lông.

Hoa có 4 lá đài, 4 cánh hoa kết hợp màu trắng; nhị 8, 5 dài, 3 ngắn, chỉ nhị dẹp; bầu không lông. Quả xoan, cao 8mm, khi chín màu đỏ.

Hoa tháng 4-6; quả tháng 9-1.

3. Phân bố, sinh học và sinh thái

Tại Việt Nam cây chủ yếu phân bố ở vùng núi đông bắc bộ như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, cây trồng ở các khu vực tỉnh khác thường rất khó sống hoặc nếu cây sống cũng không có quả, không có mùi thơm đặc trưng như tại quê hương của loài cây này hay rất có thể lá sẽ bị đắng không dùng để chế biến món ăn được.

Quả có thể ăn tươi khi chín vàng, hoặc làm gia vị để chế biến một số món ăn của người Tày, ngoài ra quả mắc mật còn dùng để ngâm măng ớt, lá mắc mật có mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng trong các món ăn của người dân tộc Tày, Nùng như các món thịt nướng, thịt kho hay người Việt Nam thường được biết đến nhất là món vịt quay hay lợn quay nổi tiếng của Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn sẽ không thể không có thứ gia vị có đặc trưng riêng này.

6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Lá và rễ (Folium et Radix Clausenae Indicae). Quả và lá non dùng để làm gia vị.

7. Thành phần hoá học

Lá và cành chứa tinh dầu [myristicin (35,3%), terpinolen (16,7%) và δ-3-caren]

8. Tác dụng dược lý - Công dụng

Vị đắng, hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu thũng.

Móc mật làm thuốc chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, tê thấp.

Dùng ngoài, lấy lá giã đắp chữa sai khớp, gãy xương. Lá còn là nguyên liệu cất lấy tinh dầu để chế thuốc xoa.