Nhảy đến nội dung

muồng trâu

 

1. Tổng quan

Tên khác: Muồng lác.

Tên khoa học: Senna alata (L.) Roxb.,

Họ: Fabaceae (họ Đậu).

2. Mô tả

Muồng trâu là một cây nhỡ, cao chừng 1 hay hơn, đường kính có thể tới 10-12 cm.

Lá kép hình lông chim, dài 30 cm đến 40 cm, gồm  8 đến 12 đôi lá chét hình trứng hoặc hình bầu dục hẹp tròn  ở hai đầu, lá chét dài 5 cm đến 13 cm, rộng 2,5 cm đen  7 cm, to dần về phía ngọn. Cuống ngắn hơi phình to ở gốc.  Gân lá hình lông chim. Mặt trôn lá màu xanh đậm, mặt  dưới lá màu xanh nhạt hơn, hai mặt nhằn. Mép lá nguyên.

Cụm hoa mọc thành bông nhiều hoa ở kẽ lá, dài tới 30-40cm, hoa màu vàng nâu nhạt. Quả giáp, dẹt, dài 8-16 cm, rộng, 15-17 mm, có hai dìa suốt dọc quả. Trong quả có tới 60 hạt, hình quả trám.

3. Đặc điểm giải phẫu (vi học)

Vi phẩu lá:

Gân giữa của lá có mặt trên phẳng, mặt dưới lồi. Biểu bì trên và biểu bì dưới của phần gân lá và phần phiến lá có lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn, mặt dưới lá mật độ  lông dày hơn. Riêng phần phiến lá có u lồi cutin và lỗ khí  ờ cả hai mặt. Các tế bào mô dày góc xếp thành đám nằm  sát biểu bì ở phần gân lá. Một cung libe-gỗ nằm giữa gân  lá, hai đầu cung cuộn vào phía trong nhưng không giáp  nhau. Libe nằm thành từng đám nhỏ liên tục, gồm những  tế bào nhỏ thành nhăn nheo, xen kẽ với các đám libe là mô  mềm libe gồm nhưng tế bào to hơn, tròn, vách mỏng. Gỗ tập trung thành một đám dày gồm những tế bào có thành hóa gỗ ỡ vùng mặt trên cuống lá và tạo một vòng cung  gồm những bó gỗ hình tam giác ở mặt dưới vùng cuống lá.  Phía ngoài cung libe-gỗ cỏ một vòng mô cứng bao quanh  thành một vòng kín hình tim ở vùng gân lá, gồm những tế  bào có thành dày. Phía trong cung libe-gỗ có mô mềm đặc  gồm những tế bào thành mỏng hình đa giác. Tinh thể calci  oxalat hình lập phương nằm trong những tế bào mô mềm  ven theo cung mô cứng. Phần mô mềm gồm những tế bào to, thành mỏng, vùng  phiến lá có những khuyết hình xoan. Phần phiến lá có hai lớp mô giậu, chiếm 1/2 bề dày của  phiến lá.

4. Đặc điểm bột dược liệu

Bột lá: Bột màu xanh, chất xốp nhẹ. Soi kính hiển vi thấy: mảnh  biểu bì trên và biểu bì dưới của lá có tế bào thành mỏng  mang lông che chở đơn bào ngắn, đầu nhọn, lỗ khí kiểu song bào và u lồi cutin. Mảnh biểu bì của cuống lá và gân  lá có mang lông che chở đơn bào. Mảnh lông đem bào bị  gãy, mảnh mô mềm. Sợi kèm tinh thể calci oxalat hình  khối lập phương riêng lẻ. Mảnh mạch điểm, mạch mạng,  mạch xoắn và mạch vạch.

5. Phân bố, sinh học và sinh thái

Cây này nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng ở khắp các nước vùng nhiệt đới.

Ở Việt Nam cây này mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, ta có cảm tưởng như nó có sẵn ở trong nước, nhiều nhất ở miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh). Còn mọc ở Lào và Campuchia.

6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Lá (Folium Cassiae). Ngoài ra còn dùng hạt (Semen Cassiae).

7. Thành phần hoá học

Trong lá, quả, gỗ và hạt đều chứa anthraglycosid (chrysophanol, aloe emodin).

8. Tác dụng dược lý - Công dụng

Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng dược liệu đã sao khô). Dùng ngoài chữa hắc lào, viêm da thần kinh, ngứa lở.