Nhảy đến nội dung

ngũ gia bì gai

 

1. Tổng quan

Tên khác: Tam gia bì.

Tên khoa học: Eleutherococcus trifoliatus (L.) S.Y.Hu

Họ: Araliaceae (họ Nhân sâm).

2. Mô tả

Cây bụi nhỡ, cao 1 – 7 m, mọc dựa. Cành vươn dài có gai.

Lá kép chân vịt, mọc so le, gồm 3 – 5 lá chét, thường là 3, hình bầu dục hoặc thuôn, gốc tròn, đầu nhọn, dài 5 – 8 cm, rộng  2 – 4 cm, lá chét giữa lớn hơn, mép khía răng to, gân lá có gai, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống lá kép dài 4 – 7 cm, có gai.

Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 3 -10 tán, có cuống dài 3,- 4 cm; hoa nhỏ, mẫu 5, màu trắng lục, lá đài không rõ ; cánh hoa hình tam giác; nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu hạ, 2 ô. Quả mọng, hình cầu dẹt, mang vòi tồn tại, đường kính khoảng 2,5 mm, khi chín màu đen, có 2 hạt. Toàn cây có tinh dầu thơm.

Mùa hoa: tháng 9 -11; mùa quả: tháng 12 -1.

3. Đặc điểm giải phẫu (vi học)

Vỏ thân, vỏ rễ: Lớp bần gồm một số hàng tế bào hình chữ nhật, xếp chồng lên nhau thành dãy xuyên tâm đều đặn. Tầng phát sinh bần lục bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật. Mô mềm gồm những tế bào thành mỏng, hình dạng méo mó. Trong mô  mềm vỏ rải rác có ống tiết và tinh thể calci oxalat hình  cầu gai. Sợi mô cứng xếp thành từng đám rải rác theo một  vòng không liên tục giữa ranh giới mô mềm và libe. Vùng libe đáy có các tia tùy xuyên tâm. Tầng sinh libe-gỗ.

4. Đặc điểm bột dược liệu

Vỏ thân, vỏ rễ: Nhiều tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc hình -nhiều cạnh  màu vàng nhạt, thành rất dày, ống trao đổi rõ, đứng riêng lẻ  hoặc tụ lại từng đám. Sợi thành dày, có ống trao đổi rõ. Mảnh  bần vói tế bào hình nhiều cạnh, thành dày, màu vàng nhạt. Tế bào mô mềm hình nhiều cạnh, thành mỏng, chứa nhiều hạt  tinh bột nhỏ hình nhiều cạnh, đơn hoặc kép. Tinh thể calci  oxalat hình cầu gai, có đường kính 12 µm đến 40 µm.

5. Phân bố, sinh học và sinh thái

Cây mã đề ưa sáng, ẩm có khả năng chịu hạn nhẹ, thích nghi cao với vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và nóng. Ở Việt Nam, mã đề mọc hoang dại khắp cả nước. Cây còn gặp ở một số đảo lớn như Hòn Mê, Cát Bà,…

6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ rễ và vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Ngũ gia bì gai

7. Thành phần hoá học

 Saponin triterpenoid, diterpen glycosid, phenylpropanoid….

8. Tác dụng dược lý - Công dụng

Đau lưng gối xương khớp co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.