Nhảy đến nội dung

tía tô

 

1. Tổng quan

Tên khác: Tử tô.

Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britton

Họ: Lamiaceae (họ Hoa môi).

2. Mô tả

Cây thảo, thân vuông có lông.

Lá mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình trứng thuôn nhọn ở đầu, mép lá có khía răng cưa đều, mặt trên xanh lục, mặt dưới màu tía, có nhiều lông.

Hoa trắng hay tím nhạt mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành. Toàn cây có mùi thơm.

Quả là hạch nhỏ, hình trứng hoặc gần hình cầu, đường kính khoảng 1,5 mm. Bên ngoài màu nâu xám và tía thâm, có các gợn hình vân lưới hơi lồi. Gốc quả hơi nhọn, có chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ quả mỏng, giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, vỏ hạt có màng, trong hạt có hai lá mầm màu trắng ngà, có dầu. Hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ, vị hơi cay.

3. Đặc điểm giải phẫu (vi học)

Gân lá: Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào dẹt và nhỏ. Có nhiều lỗ khí ở biểu bì dưới. Lông tiết nằm trong những chỗ lõm của biểu bì. lông che chở đa bào một dãy. Mô dày nằm ở những chỗ lồi của gân giữa. Mô mềm gồm  các tế bào thành mỏng. Bó libe-gỗ hình cung ở giữa gân lá gồm có phần gỗ ở phía trên, phần libe ở phía dưới.

Phiến lá: Gồm có mô mềm giậu chứa chất màu vàng, chiếm 2/3 phiến lá ở phía trên, mô mềm khuyết mỏng ở phía dưới.

4. Đặc điểm bột dược liệu

Bột lá: Màu nâu. mùi thơm. Soi kính hiển vi thấy: Lông che chở đa bào, bề mặt lấm tấm. Lông tiết đầu đa bào, cuống rất ngắn. Mảnh biểu bì trên và dưới gồm tế bào có thành ngoằn ngoèo, có lỗ khí và lông tiết. Phiến lá gồm tế bào chứa diệp lọc, có tinh thể calci oxalat hình cầu gai nhỏ. Mảnh mạch mạng, mạch vòng, mạch xoắn.

Bột quả: Màu nâu xám. Tế bào biểu bì của vỏ hạt hình ép dẹt khi nhìn ở mặt bên, hình bầu dục khi nhìn trên bề mặt, thành dày cong queo có vết như tạc khắc dày đặc. Các tế bào vò ngoài màu nâu vàng, dẹt khi nhìn ở mặt bên, thành có nhiều u lồi nhỏ; hình gần tròn khi nhìn trên bồ mặt. có các vạch cutin nhỏ, hơi cong. Tế bào đá của vỏ quả trong hình dạng không đều khi nhìn ở mặt bên, hình gân đa giác khi nhìn trên bề mặt, tế bào viền không rõ, khoang hình sao. Tế bào lá mầm hình gân chữ nhật, chứa đây các giọt dầu.

5. Phân bố, sinh học và sinh thái

Tía tô được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn làm gia vị và làm thuốc. 

6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Lá (Tô diệp, Tử tô diệp – Folium Perillae), quả (Tử tô tử – Fructus Perillae). Ngoài ra còn dùng thân (Tô ngạnh – Caulis Perillae). Thu hái lá vào tháng 3-4.

7. Thành phần hoá học

Lá Tía tô có các thành phần chính là tinh dầu (0,5%, chủ yếu perillaldehyd, l-perilla alcohol, limonen), flavonoid (quercetin, luteolin, apigenin, scutellarin), acid phenol (các acid caffeic, ferulic, rosmarinic), triterpenoid (acid oleanolic, acid ursolic, acid tormentid, acid corosolic), phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, campesterol), vitamin E…

8. Tác dụng dược lý - Công dụng

Tô diệp - Công năng: Giải biểu tán hàn, hành khí hòa vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn. có thai nôn mửa, chữa trúng độc của cá.

Tô tử - Công năng: Giáng khí. tiêu đờm. bình suyễn, nhuận trưởng. Chủ trị: Đờm suyễn. ho khí nghịch, táo bón.