1. Tổng quan
Tên khác: Vối
Tên khoa học: Syzygium nervosum A.Cunn. ex DC. Synonym: Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & L.M.Perry
Họ: Myrtaceae (họ Sim).
2. Mô tả
Cây nhỡ cao 5-6 m, có khi hơn, cành non tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn.
Lá có cuống dài, dai, cứng, hình trứng rộng, dài 8-20 cm, rộng 5-10 cm hai mặt có những đốm nâu, cuống 1-1,5 cm.
Hoa gần như không cuống, nhỏ, màu lục trắng nhạt, họp thành cụm hoa hình tháp tỏa ra ở kẽ những lá đã rụng. Quả hình cầu, hay hơi hình trứng, đường kính 7-12 mm.
Nụ hoa hình ovan, hai đầu thuôn nhọn, dài 4 mm đến 6 mm, rộng 2 mm đến 3 mm, màu vàng nâu. Đài hoa hình chuông, màu xám dài bằng 1/3 – 1/2 hoa, phía trên xẻ thành 4 răng nông. Hoa nhỏ màu trang lục nhạt lúc tươi, sau khi chế biến có màu hơi xám vàng, mùi thơm dặc trưng. Vị hơi chát
Toàn lá, cành non và nụ vò có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.
3. Đặc điểm giải phẫu (vi học)
Phần gân lá: Biểu bì trên vả biểu bì dưới là một hàng tể bào nhỏ xếp thành hàng đều đặn, ngoài có lớp cutin dày. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn thành mỏng, kích thước không đều. Trong mô mềm vỏ có túi tiết tinh dầu nằm sát lớp biểu bì. Vòng mô cứng gần như liên tục bao quanh bỏ libe-gỗ. Bó libe-gỗ hình cung, libe bao quanh gỗ. Trong libe có tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác. Gỗ gồm các mạch gỗ, có 1 đến 2 bó mạch gỗ xếp rời cạnh mạch gỗ chính hình cung.
Phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới là một hàng tế bào nhỏ xếp thảnh hàng đều đặn, ngoài có lớp cutin dày. Mô giậu gồm một hàng tế bào xếp vuông góc với biểu bì trên. Mô mềm gồm những tế bào tròn, to nhỏ không đều, thành mỏng. Hạ bì gồm 2 đến 3 lớp tế bào nhỏ sát lớp biểu bì dưới
4. Đặc điểm bột dược liệu
Bột lá: Màu nâu, vị chát. Có các đặc điềm: Mảnh mô mềm, túi tiết tinh dầu, mãnh mạch xoắn, sợi đứng riêng lẻ hay xếp thành bó, tinh thể caclci oxalat hình cầu gai, tể bào mô cứng hình nhiều cạnh thành dày.
Bột nụ hoa: Bột màu vàng nhạt, có các đặc điêm: Lông che chở, mảnh mô mềm là những tế bào hình đa giác. Hạt phấn hình cầu có 3 lỗ rãnh. Mảnh cánh hoa, mạch xoan, mảnh mạch.
5. Phân bố, sinh học và sinh thái
Mọc hoang và được trồng tại hầu khắp các tỉnh ở nước ta chủ yếu để lấy lá ủ nấu nước uống.
6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Lá và nụ hoa (Folium et flos Cleistocalysis operculati).
7. Thành phần hoá học
Trong lá và nụ hoa có 3 nhóm hợp chất chính là terpenoid (khung olean và ursan), flavonoid (C-methylated flavonoid) và phloroglucinol (polycyclic phloroglucinol).
Triterpen: Cleistocalyxin, acid cleistocalyxic A, B, acid ursolic,....
Flavonoid: Kaempferol, Quercetin, Tamarixetin, Luteolin,....
Phloroglucinol: Hariganetin, Cleistocaltone A, B,...
8. Tác dụng dược lý - Công dụng
Chủ trị: Ăn uống kém tiêu, đầy bụng, đau bụng, lỵ trực tràng, tiểu đường
Dùng ngoài, nấu nước rửa vết thương, mụn nhọt, lở ngứa.