Nhảy đến nội dung

xạ đen

 

1. Tổng quan

Tên khác: Dót, xạ đen.

Tên khoa học: Ehretia asperula Zoll. & Moritzi

Họ: Boraginaceae (họ Vòi voi).

2. Mô tả

Cây nhỏ leo. Cành non tròn, nhẵn, màu xám nhạt sau xám nâu.

Lá mọc so le, hình thoi hoặc gần trái xoan, dài 6-11 cm, rộng 2-5 cm, gốc thuôn đầu nhọn, mép khía răng mảnh và nhọn, gân nổi rõ ở cả hai mặt lá; cuống ngắn.

Cụm hoa mọc ở ngọn hoặc kẽ lá thành chum dài 5-10 cm, đài 5 răng, gần tròn. Hoa tạp tính; hoa đực có 5 nhị, chỉ nhị hơi dẹt, đỉnh có đấy đĩa, bao phấn hình trái xoan, đĩa mật hình đấu; hoa cái có 5 nhị bé hơn, đĩa mật có 5 thùy, bầu hình trứng 3 ô, vòi nhụy dài bằng đầu, đầu nhụy chia 3 thùy.

Quả nang, hình trứng hoặc gần hình cầu, dài 5-9 mm, rộng 4,5-6 mm, mang đài tồn tại, nứt thành 3 khe dọc khi chín.

Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 8-12.

3. Phân bố, sinh học và sinh thái

Xạ đen ở nước ta phát hiện thấy ở Hòa Bình, Sơn la, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Huế.

Xạ đen thuộc loại cây bụi trườn, nếu mọc ở chỗ bị che bóng, cảnh vươn dài, mọc dựa. Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc lẫn với các loại cây thảo, cây bụi khác ở ven rừng núi đá vôi, đôi khi cũng thấy ở vùng núi đá phiến. Độ cao phân bố có thể tới 600m. Cây ra hoa quả hằng năm. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và có khả năng mọc chồi khỏe từ phần gốc, thân và cành sau khi bị chặt.

4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: toàn thân

5. Thành phần hoá học

Các hợp chất chính của cây xạ đen Hoà Bình là: acid rosmarinic, acid lithospermic B, astragalin và kaempferol 3-rutinosid.

6. Tác dụng dược lý - Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, xạ đen Hoà Bình dùng để chữa u bướu và chữa bệnh gan, phụ nữ đau bụng sau khi sinh.